亚洲
长安市面积最大的工业区
.
Tin tức
劳动仿真,实现发展目标的伙伴关系

Trong bối cảnh khó khăn, ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, duy trì sản xuất, giữ chân người lao động để bảo đảm mục tiêu kép vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng hành cùng tỉnh phát triển KT-XH.


Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh dần được phục hồi và từng bước trở lại sản xuất bình thường



Thi đua lao động

Công ty (Cty) Cổ phần Dầu nhớt và Hóa chất miền Nam (MienNamPetro) bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dầu nhờn từ năm 2011 cho đến nay tại Khu công nghiệp (KCN) Thịnh Phát, huyện Bến Lức. Hiện MienNamPetro có nhiều dây chuyền sản xuất như pha chế, chiết rót với nhiều dung tích khác nhau. Tổng Giám đốc MienNamPetro - Nguyễn Minh Tâm chia sẻ, ngay từ khi xây dựng nhà máy, Cty định hướng luôn tạo ra sản phẩm chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực để có thể cạnh tranh với các thương hiệu dầu nhớt nổi tiếng nước ngoài; đồng thời khẳng định vị thế của thương hiệu dầu nhớt Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Chính thực hiện mục tiêu này, khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra, Cty chịu ảnh hưởng nhưng không nhiều.

Theo ông Nguyễn Minh Tâm, dầu nhờn do Cty sản xuất phục vụ xe máy, xe hơi hoạt động vận tải, xây dựng, sản xuất công nghiệp, đánh bắt xa bờ,... Nếu như trước đây, khách sử dụng dầu mua theo kế hoạch nhưng nay, hầu hết đều mua theo nhu cầu. Để thu hút khách hàng, Cty nhanh chóng thay đổi phương thức sản xuất, sản xuất theo đơn đặt hàng, thay đổi bao bì sản phẩm và chia nhỏ sản phẩm. Bên cạnh đó, Cty còn thực hiện nhiều giải pháp khác như tăng cường khuyến mãi cho khách hàng, đẩy mạnh tiếp thị sản phẩm cả trong nước và ngoài nước, tăng cường tiếp thị online, tìm thị trường mới,... Nhờ vậy, từ đầu năm đến nay, sản phẩm bán ra thị trường không thay đổi, đạt từ 700-800 tấn/tháng.

Thực trạng hiện nay của nhiều DN là khó tuyển lao động có tay nghề. Để giữ chân người lao động, đồng thời tuyển dụng được lao động mới có tay nghề, Cty MienNamPetro thực hiện tăng lương, tuyển thêm lao động. Ông Nguyễn Minh Tâm cũng trăn trở, lao động làm việc tại Cty chỉ 10% dân địa phương, số còn lại dân ngoài tỉnh, phải ở trọ. Cty đang tính đến phương án xây nhà lưu trú cho người lao động nhằm giúp họ có nơi ở ổn định, phục vụ nhu cầu sinh hoạt sau giờ làm việc.

Cty Cổ phần Cấp thoát nước Long An (Lawaco) bắt đầu chuyển sang loại hình DN cổ phần nhà nước từ năm 2013 đến nay. Chủ tịch HĐQT - Phạm Quốc Thắng cho rằng, cổ phần hóa là cơ hội để Cty tiếp cận, huy động các nguồn lực tài chính từ các nhà đầu tư chiến lược để đầu tư phát triển các dự án cấp nước phù hợp với xu thế xã hội hóa ngành cấp nước tỉnh nhà. Đồng thời, phát triển, mở rộng mạng lưới cấp nước đến từng khu vực, địa phương trong tỉnh.

Hiện Cty quản lý 3 nhà máy cấp nước ngầm, 2 trạm nước mặt với tổng công suất khoảng 40.000m3/ngày đêm. Ngoài ra, Cty còn tiếp nhận nguồn nước mặt từ Nhà máy nước mặt Nhị Thành giai đoạn 1 với công suất 30.000m3/ngày đêm. Đây là dự án nước mặt đầu tiên được sử dụng từ các dòng sông trên địa bàn tỉnh. Theo kế hoạch, hàng năm Cty tiếp nhận tăng thêm 5.000m3 nước mặt và định hướng đến năm 2030 là 120.000m3. Theo ông Phạm Quốc Thắng, chính việc xã hội hóa nguồn lực đầu tư giúp Cty phát triển mạng lưới tuyến ống truyền tải lớn về bổ sung cấp nước cho 2 huyện Cần Đước, Cần Giuộc cũng như các xã vùng hạ huyện Tân Trụ. Theo kế hoạch, thời gian tới, Cty từng bước bao phủ toàn bộ mạng lưới cấp nước trong vùng phục vụ được giao như Tân An, Tân Trụ, Thủ Thừa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc.

Ngoài từng bước bao phủ mạng lưới cấp nước, Lawaco còn xây dựng hoàn thiện các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO, nâng cao chất lượng quản lý theo hệ thống ISO 9001: 2015, hệ thống phòng thí nghiệm nước ISO/IEC 17025:2017, hệ thống kiểm định đồng hồ đo nước lạnh theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017.


Cửa hàng thực phẩm bán lẻ của Công ty San Hà


Đồng hành cho mục tiêu phát triển

Công ty TNHH San Hà (Cty San Hà) là DN chuyên sản xuất, giết mổ gia cầm và phân phối sản phẩm ra thị trường với nhiều nhãn hàng, cửa hàng bán lẻ, siêu thị, bếp ăn tập thể tại nhiều địa phương. Đặc biệt San Hà còn tập trung phát triển hệ thống bán lẻ với thương hiệu San Hà Foodstore. Trong sản xuất, kinh doanh, Cty San Hà luôn thực hiện tốt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Trong thời điểm phòng, chống dịch bệnh, Cty San Hà đồng hành cùng tỉnh trong việc cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Đặc biệt, San Hà còn sẵn sàng cung ứng thịt gà tươi phục vụ người tiêu dùng, nhất là ở các điểm cách ly tập trung với giá ưu đãi. Hiện tại, San Hà tiếp tục bắt tay vào đầu tư trang trại chăn nuôi gà, sản xuất con giống ứng dụng công nghệ cao nhằm đồng hành cùng tỉnh thực hiện mục tiêu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mang đến thực phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.

Long An là địa phương có thế mạnh sản xuất nhiều loại nông sản phục vụ thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, công nghệ sau thu hoạch hiện chưa bắt kịp các nước tiên tiến, thường xuyên xảy ra tình trạng "được mùa, mất giá”. Để khắc phục tình trạng này, Cty TNHH Bảo quản rau quả Cass đầu tư xây dựng hệ thống bảo quản nông sản dùng công nghệ điều chỉnh khí hoàn toàn tự động (gọi tắt là Cass) tại KCN Hòa Bình. Đây là hệ thống bảo quản nông sản đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế, giúp trái cây ngăn ngừa sự phá hại của vi khuẩn, tránh tình trạng lây nhiễm chéo, kéo dài tuổi thọ của nông sản từ 2-9 tháng sau thu hoạch.

Theo Giám đốc Cty Cass - Quách Lệ Chân, Cass được ví như "khách sạn 5 sao” của trái cây, sử dụng công nghệ hoàn toàn tự động, giảm thiểu lao động tay chân. Hiện tại, Cty xây dựng hoàn tất giai đoạn 1 của hệ thống kho với sức chứa 3.000 tấn. Hiện giai đoạn 1 đã hoàn tất và sẵn sàng tiếp nhận trái cây đưa vào kho bảo quản. Sau giai đoạn 1, Cass tiếp tục xây dựng giai đoạn 2 gồm chuỗi dịch vụ giống như một sàn giao dịch trái cây giữa người mua, người bán và DN phân phối. Khi mới đưa vào hoạt động, Cass "mở cửa” miễn phí cho khách hàng trải nghiệm bảo quản trái cây. Hầu hết khách hàng đều đánh giá cao về chất lượng trái cây sau bảo quản. Vì vậy, Cass hy vọng sẽ là điểm đến hấp dẫn cho trái cây, nhất là các loại trái cây đang sản xuất trên địa bàn tỉnh nhằm tăng sức cạnh tranh hàng hóa, tạo ra chuỗi giá trị cao cho nông sản.

Theo nhận định, năm 2020 là năm khó khăn của nền kinh tế, hầu hết DN bị ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 khiến doanh số bán hàng trong và ngoài nước đều sụt giảm. Tuy nhiên, nhiều DN nỗ lực tìm kiếm đơn hàng để duy trì sản xuất, kinh doanh và đạt kết quả phấn khởi, ngoài mong đợi. Các DN điển hình như Cty TNHH MTV Hòa Thành Long An, Cty TNHH Chế biến nước chấm Mekong, Agribank Chi nhánh Long An, Cty TNHH Hải Sơn, Cty Cổ phần Địa ốc Thắng Lợi, Cty Xăng dầu Long An,... Theo Giám đốc Cty TNHH MTV Hòa Thành Long An - Võ Thanh Tú, DN có thể vượt khó trong giai đoạn dịch bệnh diễn ra một phần nhờ các cấp lãnh đạo, tổ chức Công đoàn, người lao động luôn đồng hành cùng DN, gắn bó với DN trong giai đoạn khó khăn nhất. Đó là động lực để ban lãnh đạo Cty nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, nhanh chóng ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động và đồng hành cùng tỉnh phát triển KT-XH.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Út, thời gian qua, công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm khôi phục, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh do dịch Covid-19 được tập trung thực hiện. Từ tháng 7 trở lại đây, hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN trên địa bàn tỉnh dần được phục hồi và từng bước trở lại sản xuất bình thường, bắt đầu có nhiều nhóm sản phẩm công nghiệp có sản lượng tăng. Số lượng các nhóm ngành sản phẩm công nghiệp có tốc độ tăng nhiều hơn. Để tiếp tục gỡ khó, khơi thông thị trường, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương tiếp tục phối hợp các đơn vị có liên quan theo dõi, cập nhật thông tin, hỗ trợ các DN để phục hồi sản xuất, khơi thông thị trường sau dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, triển khai có hiệu quả các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, bảo đảm tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đạt mức cao nhất có thể nhằm mục tiêu phát triển KT-XH tốt nhất./.

Gia Hân

Bài viết khác