亚洲
长安市面积最大的工业区
.
Tin tức
金杏植根于Tan Tay土壤

Cây mai vàng "bén duyên” trên vùng đất Tân Tây từ 30 năm trước. Đến nay, trồng mai vàng ở Tân Tây được công nhận làng nghề, mở ra nhiều cơ hội cho người trồng cũng như sự phát triển KT-XH của địa phương.


Hai lão nông Hai Trong và Tư Hoàng trên vườn mai nhà


1. Vượt qua 4 cầu nhỏ bắc qua dòng kênh sâu, chúng tôi đến nhà 2 lão nông Hai Trong và Tư Hoàng ở giữa làng mai Tân Tây (xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) bao la, bát ngát. 2 lão nông cho biết, khởi nghiệp trồng mai ở Tân Tây là ông Trần Văn Thống. Gần đây, ông ấy bán 1 cây mai lứa đầu đã đủ tiền xây nhà bạc tỉ. Ngoài ra, theo lời ông Trần Văn Vị (Hai Vị) - cha của ông Trần Văn Thống: "Thống còn hơn một chục cây mai bạc tỉ khác chưa bán”.

Ông Hai Vị quê miền Trung, vào đây từ thời khẩn hoang. Như nhiều nơi khác trong vùng, Tân Tây là đất chua phèn, chỉ làm ruộng lúa, trồng khoai mỡ, trồng tràm,... nên chẳng mấy ai khấm khá. Sau khi ông Thống lấy vợ, ông Hai Vị chia cho 1,5ha đất làm ruộng nhưng cũng "ba trầy ba trật”. Rồi cách nay 30 năm, ông Thống kiếm hạt mai giống đem về ươm thử, nào ngờ cây mai "bén duyên”, bám rễ trên đất Tân Tây và lớn rất nhanh.

Chúng tôi luồn sâu vào"vương quốc” mai. Ông Hai Vị cho hay, đang sở hữu 4ha trồng hơn 2.000 gốc mai nay đã 17-18 năm. Ông vừa bán 210 gốc, thu về 12 tỉ đồng. "Tui có 5 cây mai to nhất, nhiều người đến trả tiền tỉ mỗi cây nhưng tui để bứng vào chậu, tạo dáng bonsai, bán giá cao hơn. Bây giờ, nhiều người phá bỏ tràm để trồng mai. Cây mai cho thu nhập gấp mấy chục lần tràm, lúa” - ông Hai Vị nói.

Đi vòng quanh làng mai, hầu như nhà vườn nào cũng có ươm mai giống. Ông Hai Trong nói, từ ngày đổi sang nghề trồng mai, nhiều lao động làng Tân Tây có việc làm với tiền công lên tới 450-500 ngàn đồng/ngày.


Ban Chấp hành Chi hội Mai vàng Tân Tây


2. Anh Nguyễn Văn Sang chở tôi trên chiếc xe máy đến địa điểm làm lễ ra mắt Chi hội Mai vàng Tân Tây bên bờ kinh Bùi. Anh Sang quê TP.Tân An, theo ba má đi kinh tế mới ở Tân Tây. Anh được ba cho gần 2ha đất, trồng gần 2.000 gốc mai, vừa bán một ít lứa mai đầu, được 350 triệu đồng.

Điểm ra mắt Chi hội Mai vàng Tân Tây là nhà của anh Huỳnh Ngọc Chung, có vườn mai gần 2ha. Nhìn những bao tro bên bờ kinh Bùi, tôi hỏi thì anh Chung cho biết, đang ươm hạt để có mai giống bán và trồng thêm trên 2ha đất của "ông già” cho. Vậy là, Tân Tây lại có thêm một tỉ phú trẻ trồng mai nữa.

Ngồi cạnh bà Bùi Thị Tiếu - Bí thư Chi bộ ấp 4, xã Tân Tây, tôi hỏi chuyện. Bà Tiếu cho biết, ấp 4 có 300 nông hộ thì đã có hơn 200 hộ chuyển từ lúa sang trồng mai với tổng diện tích trên 200ha, chủ yếu tự phát chứ chưa theo quy hoạch, định hướng phát triển. Thuận lợi ở đây là đất phù sa non, lớn hạt, tơi xốp nên thích hợp cho cây mai vàng, lại có nguồn nước ngọt kinh Bùi, đủ tưới mai quanh năm.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh - Nguyễn Văn Lộc, cần dự đoán nhu cầu người tiêu dùng và thị trường mai. Người trồng mai thương phẩm cần sáng tạo cây mai có tính nghệ thuật cao, độc đáo vừa mang tính truyền thống, vừa hiện đại để ngày càng đáp ứng và bắt kịp thị hiếu của người mua.

Làng mai Tân Tây có thuận lợi là nằm ven Quốc lộ 62, vì vậy, nếu mở chợ mai tết ở Km22, có chỗ đậu xe để khách đến tham quan, chọn mua cũng là điều nên làm để cây mai làng Tân Tây ngày càng "vươn xa”. Hoặc mai đây, khi hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn xã Tân Tây hoàn chỉnh, thông thoáng đến tận những vườn mai cũng sẽ mang đến cơ hội phát triển du lịch cho địa phương./.

Quang Hảo

Bài viết khác