XUYÊN Á
KHU CÔNG NGHIỆP CÓ DIỆN TÍCH LỚN NHẤT TỈNH LONG AN
.
Tin tức
GỠ ĐIỂM NGHẼN, ĐÓN DÒNG VỐN MỚI TỪ BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP

(NLĐO) – Giá đất tăng mạnh, cơ sở hạ tầng giao thông, logistic chưa đồng bộ sẽ là một trong những điểm nghẽn cần sớm tháo gỡ để thu hút đầu tư bất động sản công nghiệp đang rất phát triển, gián tiếp thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Sáng 24-5, Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp Việt Nam năm 2022 khai mạc. Diễn đàn do Báo Đầu tư, Công ty CP Phát triển Công nghiệp BW (BW Industrial) tổ chức dưới sự chỉ đạo, bảo trợ của Bộ Kế hoạch Đầu tư – Báo Đầu tư. 

Tại diễn đàn, ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, cho biết năm 2021 dù đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương giãn cách xã hội nhưng vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng 9,2% so với năm 2020, đạt 31,15 tỉ USD. Vốn đăng ký mới và điều chỉnh tăng, đặc biệt vốn đầu tư mở rộng tăng mạnh 40,5%. 

Đặc biệt, trong 4 tháng đầu năm 2022, đã có 10,8 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam. Trong đó, vốn đầu tư tăng thêm 5,29 tỉ USD, tăng 92,5% so vùng kỳ năm trước. Vốn điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần tăng mạnh, lần lượt là 92,5% và 74,5% so với cùng kỳ, cho thấy sự tin tưởng của các nhà đầu tư tại Việt Nam rất lớn. 

Hiện cả nước có 335 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 100.000 ha đang tiếp tục phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư, sản xuất trong và ngoài nước…

Ông Lance Li, Tổng Giám đốc Công ty BW Industrial, cũng nhận định sau đại dịch, Việt Nam hồi phục nhanh và đang tiếp tục trên đà hồi phục. Vốn FDI vào Việt Nam cao nhất trong 5 năm. 78% vốn giải ngân trong quý 1/2022 dành cho lĩnh vực sản xuất. Việt Nam sẽ là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới. Lợi thế của Việt Nam là thị trường lao động trên đà hồi phục, thúc đẩy tỉ lệ tiêm chủng cao, Top 10 quốc gia bao phủ vắc-xin Covid-19 trên thế giới.

Gỡ điểm nghẽn, đón dòng vốn mới từ bất động sản công nghiệp - Ảnh 1.

Việt Nam là điểm sáng thu hút các thương hiệu lớn gia tăng đầu tư, như LG, Nike, Samsung, Lego, Pandora… Ngoài ra, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam ghi nhận tăng trưởng 7 tháng liên tiếp, với 51.7 điểm vào tháng 4. Thương mại điện tử thúc đẩy tăng trưởng mở rộng sang dịch vụ logistic, điểm cuối giao hàng..

Mặc dù vậy, các diễn giả cho rằng hiện nay giá bất động sản bên ngoài đang đẩy lên rất cao, cơ sở hạ tầng, logistic cũng như chất lượng lao động chưa đồng đều cũng là điểm nghẽn lớn cần tháo gỡ.

Ông Lance Li cho rằng Việt Nam đang khang hiếm đất đai tại các vị trí trung tâm và giá đất tăng nhanh. Ngoài ra, Việt Nam đang thiếu cơ sở công nghiệp và logistics.

Bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Công ty Cushman & Wakefield, cho rằng giá đất công nghiệp đã đẩy lên cao vượt qua kỳ vọng về chi phí thấp của nhà sản xuất. Để tháo gỡ điểm nghẽn này, thị trường cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ cho các tỉnh còn đang nhiều dư địa để phát triển nhưng có vị trí xa các khu kinh tế trọng điểm.

Ngoài ra, bà Trang cho rằng một thách thức khác là cơ sở hạ tầng chưa phát triển. "Để có thể chuyển dịch lên một nấc thang mới trong chu kỳ phát triển công nghiệp, logistics và trở nên thu hút, cạnh tranh…. Việt Nam cần tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng bao gồm hệ thống đường cao tốc, cảng biển nước sâu, nâng cao hệ thống điện nước, gồm cả hệ thống tái tạo năng lượng” – bà Trang Bùi nhấn mạnh.

Bài viết khác