XUYÊN Á
KHU CÔNG NGHIỆP CÓ DIỆN TÍCH LỚN NHẤT TỈNH LONG AN
.
Tin tức
Hướng sản xuất tăng năng suất, lợi nhuận cho người trồng lúa

Tại Long An, thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến nay, trên cây lúa đã có trên 22.300ha ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.


Năng suất tăng hơn so với ngoài mô hình




















Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nguyễn Thanh Truyền, nhìn chung, qua triển khai xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa, nông dân thấy được hiệu quả của việc dùng giống lúa xác nhận và phương pháp cấy tốt hơn so với phương pháp sạ, lúa cứng cây, ít đổ ngã, giảm phân bón, ít sâu bệnh, độ thuần đồng ruộng tốt, năng suất cao. 

Lượng giống gieo sạ bình quân được sử dụng 80-100kg/ha, giảm 20-50kg/ha. Việc gieo sạ thưa giúp cây lúa phát triển tốt hơn, hạn chế đổ ngã, ít sâu bệnh, dễ dàng trong khâu chăm sóc như bón phân, xịt thuốc, làm cỏ. Đã giảm số lần phun thuốc từ 1 - 2 lần (cá biệt có hộ 45 - 50 ngày chưa phun thuốc trừ sâu, bệnh) thậm chí sâu cuốn lá cũng không cần phun giai đoạn đầu cây lúa, đặc biệt rầy nâu với mật số cho phép chỉ xử lý nấm xanh, không cần phải phun thuốc. 

Sử dụng phân hữu cơ sinh học (vi sinh) bón lót để giảm lượng đạm và các loại phân khác giảm từ 20 - 30%. Ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu gieo cấy, bón phân, phun thuốc, thu hoạch đã góp phần giảm chi phí sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế, đặc biệt khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động ở nông thôn hiện nay.

Việc sử dụng giống xác nhận và áp dụng các giải pháp kỹ thuật, gắn kết với doanh nghiệp đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và bao tiêu sản phẩm đầu ra đã góp phần giảm chi phí sản xuất bình quân 2 - 2,5 triệu đồng/ha và năng suất bình quân tăng 300 - 500kg/ha, lợi nhuận trong mô hình cao hơn ngoài mô hình từ 4 - 6 triệu đồng/ha. Đặc biệt, đối với mô hình lúa cấy gắn với tiêu thụ lúa giống có hộ lợi nhuận cao hơn so với ngoài mô hình từ 6 - 8 triệu đồng/ha.


Lợi nhuận của người nông dân cũng cao hơn


Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông qua mô hình điểm là hạt nhân để nhân rộng diện tích trong vùng quy hoạch ứng dụng công nghệ cao, tạo ra cho thị trường lượng lúa hàng hóa đạt chất lượng theo yêu cầu xuất khẩu.

Qua đó, cũng thể hiện tinh thần tập thể, hợp tác sản xuất cùng có lợi, vận động xuống giống đồng loạt làm giảm áp lực sâu bệnh. Mặt khác, xây dựng được cho địa phương một mô hình ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng tập thể lớn, lợi nhuận cao để nhân rộng cho địa phương./.

 Đức

Bài viết khác