XUYÊN Á
KHU CÔNG NGHIỆP CÓ DIỆN TÍCH LỚN NHẤT TỈNH LONG AN
.
Tin tức
BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ” THỎI NAM CHÂM” THU HÚT ĐẦU TƯ FDI

Với vị trí chiến lược, tốc độ tăng trưởng ổn định, nền kinh tế định hướng xuất khẩu, sự gia tăng của các hiệp định thương mại tự do FTAs và lực lượng lao động lành nghề, Việt Nam sở hữu đầy đủ tiềm lực trở thành trung tâm công nghiệp hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng, gián đoạn các hoạt động luân chuyển hàng hóa, trì hoãn tiến độ thực hiện nhiều dự án, Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 4 tháng đầu năm 2022, đã có 10,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam. Trong đó, vốn đầu tư tăng thêm là 5,29 tỷ USD, tăng 92,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư kinh doanh và các giải pháp, chính sách phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 của Việt Nam. 

Hiện nay, các doanh nghiệp quốc tế đang cố gắng mở rộng và đa dạng hoá thị trường để không bị phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam nổi lên với sự ổn định về chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế đều đặn, sự tăng cường mở rộng đầu tư công của Chính phủ, cùng lực lượng lao động trẻ có tay nghề cao. 

Việt Nam đã và đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết, tiếp tục hoàn thiện thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh để sẵn sàng đón nhận làn sóng chuyển dịch đầu tư mới. 

Các khu công nghiệp, khu kinh tế hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhà xưởng với chất lượng quốc tế, hình thành các mạng lưới sản xuất, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Với định hướng chọn lọc, ưu tiên thu hút dòng vốn đầu tư chất lượng cao, Việt Nam cũng chú trọng điều chỉnh hành lang cơ chế, chính sách liên quan nhằm giải quyết nhiều điểm nghẽn đang tồn tại như quy hoạch, thủ tục hành chính,…

Tháng 5/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 82/2018/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, giảm tối đa các thủ tục trùng lặp để nhà đầu tư thực hiện dự án nhanh nhất. Dự thảo cũng có một số quy định đảm bảo cung cấp các dịch vụ cho người lao động sinh sống ổn định trong khu công nghiệp.

Cơ chế thu hút đầu tư cho các khu công nghiệp sinh thái, một số chính sách ưu đãi tín dụng xanh, quỹ bảo vệ môi trường cũng được bổ sung vào Nghị định.

Như chúng ta đã biết, toàn thế giới đang phải đối mặt với những thách thức lớn về môi trường. Không ngoại lệ, các nhà phát triển bất động sản công nghiệp buộc phải chuyển hướng sang tăng trưởng xanh. Vì vậy, những mô hình khu công nghiệp phát triển bền vững, ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường trong quản lý vận hành sẽ là lợi thế cạnh tranh, thu hút làn sóng đầu tư vào Việt Nam thời gian tới.

Một trong những dự án tiên phong trong xu hướng kiến tạo khu công nghiệp đô thị sinh thái là Dự án Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông (Aurora IP) do Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Cát Tường làm chủ đầu tư. Với lợi thế vượt trội về vị trí địa lý chiến lược, cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại chuyên biệt cho quy trình dệt nhuộm xanh, cùng với cơ chế ưu đãi hấp dẫn, Aurora IP mang đến môi trường sản xuất và kinh doanh thuận lợi, bền vững, trở thành lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư trong lĩnh vực dệt may.

Những dự án xanh tiềm năng như Aurora IP sẽ góp phần không nhỏ giúp Việt Nam thu hút các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp, đón sóng sản xuất xanh toàn cầu.

Bài viết khác